Một trong những nguyên nhân khiến người dân bị lừa đảo qua mạng,ànthôngtincánhâv rohto qua điện thoại là kẻ gian nói đúng các thông tin cá nhân, khiến nạn nhân tin tưởng là người của cơ quan chức năng đang liên hệ.
Trong nhiều vụ án mua bán thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng vừa bị cơ quan công an khám phá, cho thấy việc thu thập dữ liệu cá nhân vô cùng đơn giản và chỉ trong thời gian ngắn đã có thể sở hữu nguồn dữ liệu lớn.
Tình trạng dữ liệu CCCD, ảnh chụp cá nhân bị mua bán, trao đổi tràn lan trên mạng để thu lợi bất chính ngày càng phổ biến. Riêng vụ án mua bán thông tin tại TP.Đà Nẵng đã đặt ra nghi vấn: với những hình ảnh cá nhân có hậu cảnh là các siêu thị điện máy, nhiều khả năng nguồn dữ liệu bị lộ lọt từ các tổ chức tín dụng, cho vay mua hàng trả góp hoặc chính nhân viên đưa ra. Nhiều vụ án còn làm rõ một số nhân viên của ngân hàng đã bán các thông tin tra cứu tài khoản ngân hàng để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu bán hàng, liên hệ làm phiền khách hàng, thậm chí phục vụ cho các ý đồ xấu liên quan đến làm ăn, giao dịch.
Trong khi đó, hiện nay các ngân hàng cho mở tài khoản trực tuyến dễ dàng, dẫn đến bị kẻ xấu lợi dụng; trong khi biện pháp kiểm tra đối chứng và xác thực mở tài khoản... đôi khi bị "qua mặt". Tất nhiên, không thể bỏ qua vai trò của nhà mạng với SIM rác, các đại lý bán SIM kích hoạt sẵn, thông tin ảo, không chính chủ... góp phần tiếp tay các đối tượng thu mua SIM số lượng lớn để đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử và nhận mã OTP.
Trong công cuộc chuyển đổi số, dữ liệu số là "mỏ vàng", là tài nguyên của nền kinh tế số. Để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân, các ngân hàng, nhà mạng và các tổ chức kinh tế khác cần siết chặt quản lý, tránh tình trạng tuồn dữ liệu, bán thông tin. Đồng thời, pháp luật hình sự về các hành vi trên cần tăng nặng mức hình phạt mới đủ sức răn đe các đối tượng lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội.